Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục

Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng từ các tác nhân bên ngoài mà chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt, quá trình sản xuất của con người. Để hiểu cụ thể hơn mời bạn đọc tham khảo các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục bên dưới.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn. Đồng thời, các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường cũng bị thay đổi. Từ đó gây tổn hại tới sức khỏe của con người và sinh vật.

Những dạng ô nhiễm chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước và các loại ô nhiễm khác. Trong đó:

  • Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại với hàm lượng vượt quá giới hạn. Ô nhiễm đất thường xảy ra do các hoạt động như khai thác khoáng sản, sử dụng phân bón,… Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, hydrocacbon,…
  • Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí. Từ đó làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, nhiều khói bụi.
  • Ô nhiễm môi trường nước được hiểu là sự thay đổi theo hướng tiêu cực các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn gây ra hiện tượng độc hại cho con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
  • Các loại ô nhiễm khác bao gồm: ô nhiễm tiếng ồn (bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp,…), ô nhiễm sóng (các loại sóng như sóng vệ tinh, sóng truyền hình,… tồn tại với mật độ lớn), ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm phóng xạ,…

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Có 5 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể là:

  • Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp

Đây là nguyên nhân ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các khu công nghiệp đã thải ra các khí như CO2, CO, SO2, NO vào bầu không khí chung. Ngoài ra, còn thải ra các chất như muội than, bụi làm ô nhiễm không khí.

  • Chất thải từ phương tiện giao thông

Theo các chuyên gia, chất thải, khói bụi từ các phương tiện giao thông như xe cơ giới, xe tải, máy bay rất dễ gây ô nhiễm bầu không khí. Đặc biệt, các loại khói bụi này thường gây ô nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính axit. Khói bụi có tính axit sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người.

  • Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

Để bảo vệ cây trồng và tăng năng suất cao thì cần phải sử dụng những kỹ thuật mới, những loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, người dân thường lạm dụng thuốc quá nhiều hoặc không sử dụng đúng cách, thải các bao bì, vỏ thuốc độc hại ra môi trường. Từ đó gây ô nhiễm đất. Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

  • Những chất thải rắn không được xử lý an toàn

Hiện nay, số lượng rác thải rắn ngày càng nhiều. Bao gồm: chất thải sinh hoạt ngày thường, chất thải công nghiệp, xây dựng, rác thải y tế, chất thải trong nông nghiệp. Những loại rác thải này nếu không được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng quy trình thì sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí.

  • Chất thải trong quá trình sinh hoạt

Bên cạnh đó, ý thức kém, thiếu kiến thức cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Cụ thể, nhiều hoạt động trong sinh hoạt như sử dụng than, các chất đốt cũng tạo ra khói bụi gây ô nhiễm không khí. Hay ý thức không phân loại rác, xả rác ra các kênh mương, ao hồ làm ô nhiễm môi trường nước.

Hậu quả ô nhiễm môi trường

  • Đối với sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường không khí có thể làm phá hủy tầng ozone. Điều này sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho chúng ta như bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, khó thở, viêm mũi,… Ngoài ra, ô nhiễm nước có thể gây ra 14.000 cái chết mỗi ngày do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Bên cạnh đó, các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong nước có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

  • Đối với hệ sinh thái

Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ trở nên cằn cỗi, không thích hợp để trồng cây. Khói bụi lẫn trong sương sẽ làm giảm ánh sáng mặt trời khiến cho thực vật khó quang hợp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Đặc biệt, khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện giao thông sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến trái đất nóng dần, các khu sinh thái bị phá hủy.

Những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật. Chính vì vậy, cần phải áp dụng những biện pháp để khắc phục và xử lý tình trạng ô nhiễm như sau:

  • Xây dựng chế tài bảo vệ môi trường

Trước tiên cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường. Trong đó, cần phải đưa ra các mức xử phạt, chế tài nặng hơn để răn đe các đối tượng vi phạm.

  • Giám sát chặt chẽ về môi trường

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định các hệ thống xử lý chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm.

  • Quy hoạch các khu công nghiệp khoa học

Các nhà máy, khu công nghiệp cần được quy hoạch thành cụm, tránh xa các khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến người dân. Đồng thời, các khu công nghiệp cần có cơ sở hạ tầng đầy đủ với hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo khoa học.

  • Nâng cao ý thức người dân

Cần tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường cho người dân. Phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *