Rác thải công nghiệp và cách xử lý rác thải công nghiệp

Xử lý rác thải công nghiệp là một công đoạn vô cùng quan trọng. Để xử lý rác thải được hiệu quả thì cần phải có quy trình đúng cách và rõ ràng. Việc xử lý rác thải không chỉ giúp hạn chế các tác động xấu đến môi trường mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho con người. Vậy xử lý rác thải công nghiệp như thế nào là đúng cách. Hãy tham khảo nội dung bên dưới.

Rác thải công nghiệp là gì?

Rác thải công nghiệp được định nghĩa là những chất thải được thải ra môi trường thông qua những hoạt động của nhà máy, xí nghiệp theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim , xây dựng hay các thiết bị điện tử,…

Hình ảnh rác thải công nghiệp
Hình ảnh rác thải công nghiệp

 

Phần lớn các rác thải công nghiệp đều gây nguy hại đến sức khỏe của con người và sinh vật. Dựa vào các thành phần hóa học và các hợp chất mà rác thải công nghiệp được chia thành 2 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp là gì? Là khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, dễ gây cháy nổ, gây độc. Và có những tác động không tốt đến sức khỏe của con người cũng như môi trường. Chẳng hạn như xỉ, thùng chứa chất xi mạ, phụ gia, dầu nhớt thải, pin, bóng đèn huỳnh quang,…

  • Nhóm 2: Chất thải rắn không nguy hại

Bao gồm những chất thải rắn nhưng không gây nguy hại đến con người và môi trường. Chẳng hạn như: sắt thép, kim loại cũ gỉ sét, các kim loại không độc hại, than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit, thủy tinh, gốm sứ, cao su,…

Ngoài ra, còn có thể phân loại theo 3 nhóm như sau:

  • Rác thải hữu cơ.
  • Rác thải vô cơ.
  • Rác thải tái chế.

Rác thải công nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay, theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần 200%. Số lượng này không chỉ làm tăng nguy cơ ách tắc mà còn có thể biến nước ta thành “bãi rác thải công nghiệp”.

Rác thải công nghiệp ở Việt Nam đang tăng đột biến.
Rác thải công nghiệp ở Việt Nam đang tăng đột biến.

Tổng cục Hải quan cho biết, số lượng phế liệu nhập khẩu ở nước ta tăng dần theo các năm. Trong đó khối lượng sắt thép, nhựa và giấy xỉ hạt nhỏ là những loại tăng từ 200% đến 400% (so với tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2016).

Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2018 khối lượng phế liệu nhập khẩu tăng đột biến với mức bốn triệu tấn. Chỉ riêng tại Cảng Cát Lát số lượng container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại bãi là hơn 3500 (tính đến ngày 10/8/2018). Tại Cảng Đình Vũ, từ đầu năm 2018, số lượng phế liệu nhập khẩu qua cảng đã tăng lên 150% so với cùng kỳ năm 2017.

Có thể thấy, rác thải công nghiệp ở Việt Nam đang ở con số báo động. Càng nhiều lượng rác thải thì sức khỏe con người và sự bảo vệ môi trường càng không được đảm bảo.

Ảnh hưởng của rác thải công nghiệp đến môi trường

Rác thải công nghiệp có nhiều loại, có những loại không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên cũng có nhiều loại gây độc hại cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu phân hủy chậm.

Đặc biệt có những chất thải chứa hoá chất dễ gây cháy nổ, bắt cháy, khi tiếp xúc với axit hoặc kiềm mạnh có thể dễ gây bỏng da.

Trong đó, những loại chất thải được xếp vào hàng nguy hại là chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… Với thuốc trừ sâu, nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư.

Chính vì vậy, việc phân loại và xử lý rác thải công nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Cách xử lý rác thải công nghiệp

Với tình trạng số lượng rác thải đang ở mức báo động như vậy, việc đưa ra cách xử lý rác thải công nghiệp là cần thiết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, cần phải phân loại để có đưa ra biện pháp phù hợp nhất.

Rác thải cần được phân loại trước khi xử lý.
Rác thải cần được phân loại trước khi xử lý.

Dưới đây là quy trình thu gom và xử lý rác thải công nghiệp theo 5 bước:

  • Bước 1:

Trước tiên cần phải tiến hành quản lý, kiểm soát nguồn rác thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, phòng thí nghiệm,…

  • Bước 2:

Tiếp theo, tiến hành thu gom tất cả rác thải công nghiệp. Sau đó vận chuyển rác thải đến các trung gian.

  • Bước 3:

Phân loại rác thải công nghiệp theo từng loại, loại có thể tái chế, loại không thể tái chế, rác thải công nghiệp độc hại. Sau đó tiến hành xử lý trung gian.

  • Bước 4:

Vận chuyển rác thải sang các giai đoạn xử lý rác thải kế tiếp.

  • Bước 5:

Tiến hành các biện pháp xử lý rác thải hiện nay như lò đốt rác thải công nghiệp (lò đốt công suất lớn có sử dụng năng lượng hoặc lò đốt rác thải gia đình công suất nhỏ không sử dụng năng lượng). Hoặc sử dụng hoá chất để xử lý rác thải, trạm quan trắc môi trường tự động để xử lý triệt để và hiệu quả rác thải công nghiệp.

Trên đây là những thông tin về rác thải công nghiệp và cách xử lý rác thải công nghiệp. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về rác thải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *